Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Bước làm SEO cho người mới bắt đầu


Phần 1: Định nghĩa SEO và xác định đúng giá trị của SEO

Mình thấy nhiều bạn tập trung cho SEO và nghiên cứu SEO rất nhiều, tuy nhiên chúng ta nên xác định rõ SEO là một phần trong việc marketing website trên Internet và là phần cuối cùng bạn thực hiện chứ không phải là việc quan trọng nhất. Hãy để giành phần quan trọng nhất ấy để xây dựng nội dung và chăm sóc website nhiều hơn.

Tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimize - SEO) là hoạt động, là mối quan tâm riêng của webmaster nhằm đạt được vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm. Nó không phải là mối quan tâm của các thành viên trên site bạn (nếu site bạn không có nội dung về vấn đề này). Nó không phải là hoạt động xây dựng thương hiệu website trên Internet, càng không phải là tiếp thị hay quảng cáo. Nó chỉ đơn giản làm thế nào đưa được website của bạn đến gần với người dùng quan tâm đến những nội dung trên website thông qua công cụ tìm kiếm.

SEO có thể là một phương án của một dự án tiếp thị, xây dựng thương hiệu trên Internet. Nhưng nó chỉ là một trong những phương án mà bạn có thể sử dụng chứ không phải là tất cả. Thực tế cho thấy còn nhiều lựa chọn xây dựng thương hiệu cũng như quảng bá khác có giá trị ngang bằng hoặc mạnh hơn cả SEO. Để xây dựng giá trị thương hiệu (hoặc website) trên Internet cần nhiều hơn thế nữa và bạn nên quan tâm đến cảm xúc của người dùng nhiều hơn là tập trung để đưa website của mình đến với họ bằng mọi cách. Về khía cạnh này, chúng ta sẽ chẳng có gì làm với SEO cả.

Conversational marketing, buzz marketing hay các chiến dịch tiếp thị theo hướng lan truyền trong cộng đồng (ví dụ chiến dịch "Tìm em nơi đâu" của CloseUp là một ví dụ) có hiệu quả mạnh mẽ và cũng là một cách tuyệt vời mà bạn có thể làm để đẩy mạnh và đưa thương hiệu đến với người dùng. Khi thương hiệu đã có định vị trong lòng người dùng, họ sẽ chẳng quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm "chung chung" mà họ sẽ tìm kiếm theo định vị mà bạn có trong lòng họ.

Một ví dụ đơn giản: Khi người dùng muốn tìm kiếm thứ nước uống nào đó, giờ này họ chẳng bao giờ gõ "nước uống có ga" trên công cụ tìm kiếm nữa mà họ sẽ tìm với các từ khóa như "Pepsi" hay "Coca Cola", "Coke"... Và bạn cũng nên hướng đến điều đó.

SEO hay bất kỳ các phươn án tiếp thị trang web của bạn chỉ có hiệu quả hoặc hiệu quả hơn khi bạn quan tâm đến nội dung trên website mình. Đừng nên tập trung nhiều quá vào việc quảng bá mà quên mất giá trị thực mà website bạn mang lại cho người dùng. Tôi không có xu hướng chống SEO nhằm đạt thứ hạng cao - đó cũng là việc tốt trong thúc đẩy quá trình phát triển giá trị thương hiệu. Nhưng hãy suy nghĩ cho một sự phát triển lâu dài hơn.

Nói cách khác, SEO có thể giúp ích cho quá trình phát triển một website, một thương hiệu nhưng cũng có thể phá hỏng tất cả. Một lần nữa: SEO là một phần trong việc marketing website trên Internet và là phần cuối cùng mà bạn thực hiện nhằm phát triển website của mình.

1. Chọn chủ đề thích hợp:

Đây là bước đầu tiên cần làm cho web của bạn, bất cứ khi nào cần thành lập một website hay blog, ta đều cần nghĩ đến chủ đề chính/ý tưởng chính cho nó.

Nếu bạn chưa lựa chọn được chủ đề chính thì hãy chọn một chủ đề nhỏ và đọc thêm các tips khác. Chủ đề cho trang web của bạn nên thích hợp với ngành nghề kinh doanh của riêng bạn, nghĩa là bạn phải có kiến thức đầy đủ về chủ đề này.

2. Nghiên cứu từ khóa để làm SEO

Sau khi lựa chọn một chủ đề cho trang web của bạn, bạn sẽ phải lựa chọn một số từ khóa cho trang web của bạn vì nó là một phần quan trọng trong SEO.

Để làm được việc này, bạn có thể sử dụng một công cụ mạnh mẽ và rất thú vị được cung cấp bởi Google được gọi là “Google Adword Keyword Research Tool”.

Bằng cách sử dụng công cụ này, bạn sẽ biết các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong ngành kinh doanh của bạn. Bạn có thể chọn từ khóa phổ biến cho blog của bạn chỉ trong vài phút.

3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu:

Bạn có thể thấy nhiều công ty quảng cáo sản phẩm của họ trên các trang web khác nhau nhằm mục đích đánh bắt đúng đối tượng quan tâm đến các sản phẩm mà họ cung cấp.

Để nắm bắt đúng đối tượng khách hàng là một phần rất quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, và cách áp dụng cho blog là tốt nhất. Bời vì những người không quan tâm đến sản phẩm của bạn có thể sẽ không kết bạn với bạn trên blog.

Bạn cần mở rộng công việc kinh doanh với những đối tượng thích hợp bởi vì những suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Để chọn được đối tượng tiềm năng hoặc khu vực khách hàng tiềm năng bạn có thể sử dụng Google Insights for Search. Bằng công cụ này, bạn có thể tìm ra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất sẽ nằm trong quốc gia hay khu vực nào.

4. Mua một tên miền hay

Điều này là một phần khá nhạy cảm, trong con mắt của các chuyên gia SEO, tốt nhất là sử dụng từ khóa trong chính tên miền của bạn.

Chọn một tên miền liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh của bạn. Ý tôi là, nếu bạn đang bắt đầu làm một trang web về xu hướng thời trang công sở 2013, bạn nên nghĩ về từ khóa “thời trang công sở” trong tên miền của bạn. Nếu có thể bao gồm cả năm 2013 và fashion trong tên miền URL thì càng tốt.

Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải là tên miền với .com, bạn có thể chọn .net, .org …

5. Lựa chọn Platform để thiết kế trang web của bạn.

Thiết kế của trang web sẽ quyết định lượng người xem có quay lại không sau ấn tượng đầu tiên.

Nếu thiết kế nhàm chán hoặc quá phức tạp thì khách truy cập sẽ không bao giờ quay lại. Vì thế bạn nên cẩn thận khi chọn cách thiết kế website.

Nếu bạn muốn bắt đầu trang web của bạn với WordPress hãy chọn một chủ đề đơn giản, hấp dẫn, làm cho nó thân thiện với người sử dụng và bắt mắt. Và nếu bạn là một blogger như tôi thì bạn có thể design tốt cho blog của bạn. Dù bạn chọn Blogger hay WP, hãy sử dụng suy nghĩ của người truy cập để xem trang web của bạn có quá khó sử dụng với họ không.

6. Làm SEO với việc tạo những bài viết tuyệt vời

Tất cả các chuyên gia SEO, nhà phân tích, tối ưu hóa, các công ty đều đồng ý nội dung website là VUA và sẽ luôn như thế.

Vì vậy hãy chắc chắn bạn là một nhà sản xuất tốt, và sẽ thực hiện được những điều khác biệt trong thế giới. Công cụ tìm kiếm thích các nội dung mới mẻ và duy nhất. Mỗi bài viết của bạn cần phải có nét đẹp và sự độc đáo riêng.

7. Viết bài viết dài

Nếu bạn bắt đầu blog liên quan đến các bài viết thì bạn nên viết các bài viết dài. Ý tôi là bạn muốn viết blog về một vấn đề hiện thời hoặc các tips cho blog… bài viết của bạn nên viết ít nhất là 400 từ. Nó sẽ làm tăng giới hạn mật độ từ khóa hơn 4 đến 5%.

8. Viết tiều đề hấp dẫn và tối ưu hóa.

Trong phần này, bạn nên lựa chọn tiêu đề tốt nhất cho bài viết của bạn. Cũng giống như chúng ta nói chuyện với nhau, mở đầu cuộc nói chuyện luôn có một câu và rồi chúng ta bắt đầu diễn giải câu nói đó thành một câu chuyện đầy đủ, như thế mọi người sẽ nghe và tập trung vào câu chuyện.

Cũng áp dụng cho công cụ tìm kiếm, nếu tiêu đề của bạn hấp dẫn và có thể giải thích câu chuyện ngay khi bắt đầu thì công cụ tìm kiếm ngay lập tức sẽ đưa cả câu chuyện của bạn vào index.

9. Sử dụng Headings đúng cách

Tôi không phải một chuyên gia viết lách, nhưng bạn nên sử dụng tiêu đề một cách cẩn thận và chính xác.

Không sử dụng heading 1 cách ngẫu hứng. Một bài viết cần rõ ràng rành mạch cho cả con người và công cụ tìm kiếm hiểu. Thẻ H1 luôn được sử dụng đầu tiên và trong phần bắt đầu bài viết. Sau đó sử dụng H2 sau H1 và H3 sau H2. Headings nên được đặt ở vị trí phân loại tốt.

10. Viết Meta Description cho mỗi bài

Nếu sử dụng WordPress để viết blog thì có một plugin tên là All SEO in One Pack sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn để mô tả tìm kiếm bên dưới mỗi bài viết.

Vì vậy, bạn nên viết một mô tả hay cho mỗi bài viết trên blog của bạn. Mô tả này chỉ dành cho các công cụ tìm kiếm đọc, do đó bạn nên nói rõ cho công cụ tìm kiếm bài viết này viết về cái gì.

Nếu bạn đang sử dụng Blogger, khi viết bài sẽ thấy bên trái có một box mô tả tìm kiếm cho mỗi bài. Bạn nên viết một đoạn mô tả tối đa 150 ký tự.

11. Hình ảnh trong các bài viết

Chắc bạn có nghe câu này “một hình ảnh có 1000 từ để nói” Vì thế, thêm hình ảnh vào bài viết rất hữu dụng.

Đặt ít nhất một tấm hình có liên quan đến nội dung bài viết sẽ giúp bài viết được công cụ tìm kiếm quan tâm hơn một chút. Ngày nay, tìm kiếm web và hình ảnh đang liên kết gần gũi với nhau.

12. Tối ưu hóa hình ảnh

Có hình ảnh trong bài viết là ý tưởng tốt, nhưng có hình ảnh tối ưu còn tốt hơn. Để tối ưu hóa hình ảnh ẩn chỉ cần cung cấp cho chúng một số tên tốt. Một số hình ảnh có tên vô dụng với mặc định như img, kkk093433 …

Bạn nên cung cấp cho chúng tên theo thực tế của hình ảnh và bài viết. Nếu hình ảnh về blog tips, hãy đặt cho nó một cái tên thích hợp như “Blogger tips”, “Blogger best tips” …

Trong HTML có hai thuộc tính về hình ảnh cần tối ưu hóa. Thêm thuộc tính alt (alt attribute) cho mỗi hình ảnh và đặt tiêu đề cho hình ảnh đó. Cú pháp của alt và title như sau:

<img src=”your image” title=”3 words title” alt=”3 words text about the image” />

Nhờ vậy hình ảnh sẽ hiển thị được trên công cụ tìm kiếm.

Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ và Internet, lượng người dùng Internet cũng tăng lên với một con số khổng lồ. Internet trở thành một thị trường tiềm năng và vẫn đang phát triển không ngừng. Đặc biệt, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng Internet ngày càng nhiều hơn. Do đó, nếu như bạn chỉ thiết kế web mà không quan tâm đến việc marketing trên Internet thì bạn đang có một thiếu sót rất lớn và đồng thời khiến cho website của bạn được thiết kế một cách vô ích.

Để marketing thương hiệu hay sản phẩm và dịch vụ của bạn trên Internet thì có rất nhiều điều cần phải làm. Tuy nhiên, các thủ thuật SEO căn bản mà tôi sẽ giới thiệu là những điều cần thiết mà bạn cần phải thực hiện nếu như muốn vươn xa hơn nữa. Hoặc nếu như bạn có khả năng đầu tư cho việc marketing trên Internet thì đây cũng là những điều căn bản nền tảng mà bạn không thể bỏ qua để khởi đầu.

Đây chỉ là những thủ thuật cơ bản, nó không thế giúp bạn có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm nếu như bạn đang làm SEO với từ khóa có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên đối với những từ khóa có tính cạnh tranh thấp thì website của bạn cũng có khả năng sẽ có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Theo dõi thứ hạng (rank)
Bạn không thể nào biết được hiệu quả cho công việc SEO của mình nếu như bạn không thường xuyên theo dõi thứ hạng của mình. Có một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi thứ hạng của mình một cách dễ dàng như Alexa, Google Toolbar, Google Webmasters Tools, Google Analytics. Đơn giản nhất là khi bạn xem thứ hạng của bạn trên Alexa, Alexa có thể sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về các từ khóa mà người dùng hay vào website của bạn. Hoặc Google Webmasters Tools có thể cho bạn biết website của bạn có từ khóa nào đang nằm ở vị trí nào trên kết quả tìm kiếm. Hay Google Analytics có thể giúp bạn biết được lượng người truy cập vào web, từ nguồn nào, thời gian ở lại web bao lâu, các trang nào được xem nhiều nhất...

Từ khóa (keywords)
Bạn nên xác định từ khóa chủ đạo cho website của mình và đặt nó vào các vị trí quan trọng của website như: tiêu đề, nhấn mạnh trong nội dung, đường dẫn url, và tên hình ảnh. Thẻ title và các thẻ header là nơi đặt từ khóa tốt nhất cho website của bạn. Từ khóa chủ đạo tất nhiên sẽ liên quan đến lĩnh vực chính của bạn hoặc những từ mang ý nghĩa chủ lực cho nội dung website của bạn muốn hướng tới người dùng.

Thiết lập liên kết nội bộ (internal link)
Theo các chuyên gia tư vấn SEO, có lẽ không có chiến lược nào cơ bản hơn cho SEO bằng việc liên kết nội bộ, đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể đẩy lượng truy cập vào các trang mà bạn mong muốn và cũng là cách đẩy thứ hạng trên kết quả tìm kiếm một cách đơn giản nhất mà ngay cả những người viết nội dung vẫn có thể làm được thông qua các editor.

Bạn cần phải chuẩn hóa việc tạo liên kết nội bộ khi tạo những trang nội dung mới. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên liên kết (link) các trang nội dung tham khảo khác bằng chữ. Các từ trỏ đến một trang càng tương thích với nội dung trang đó cung cấp bao nhiêu sẽ giúp cho các trang web của bạn có thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm khi người đọc tìm đến bạn thông qua các công cụ tìm kiếm đối với những từ khóa mà bạn tạo ra thông qua các liên kết nội bộ này. Tất cả các liên kết trong nội dung bài viết này là một ví dụ về liên kết nội bộ.

Hãy chắc chắn rằng các liên kết của bạn là tương thích, đồng thời bạn không nên gạch dưới các từ hay cụm từ được link vì sẽ gây khó chịu cho người đọc.

Tạo một sitemap
Sitemap (sơ đồ website) là một công việc cơ bản bạn cần thực hiện nhằm giúp cho các con bot (spider) tiếp cận các trang nội dung một cách dễ dàng hơn. Sitemap thường bao gồm các trang chính trong website của bạn. Bạn cần biết một điều là khi tiếp cận một trang nội dung với càng ít click thì sẽ càng tốt cho và dễ dàng hơn cho việc nội dung của bạn được đánh dấu chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm.

Tạo địa chỉ đường dẫn thân thiện (friendly url)
Các đường dẫn URL cần được tạo ra một cách thân thiện kèm theo từ khóa, từ khóa thường là tiêu đề của trang nội dung. URL thân thiện là URL mà bạn có thể dễ dàng đoán được hay chủ đề nội dung trước khi click vào xem nội dung của URL đó.

Tuy nhiên đối với người đọc thì nó hoàn toàn không thân thiện bởi vì nó không giúp người đọc hình dung được nội dung trước khi bấm vào xem.sở dĩ đây là dạng tệ nhất bởi vì ngoài khuyến điểm của ví dụ vừa nêu, nó còn chứa các ký tự đặc biệt làm cho các spider khó khăn hơn trong việc phân tích URL.

Cách thiết lập đường dẫn của bạn không chỉ ảnh hưởng đến spider của các bộ máy tìm kiếm mà còn kém sự thu hút đối với người đọc. Ví dụ về một trường hợp bạn sử dụng công cụ chat và giới thiệu đến danh sách bạn bè của mình về một nội dung bạn cần chia sẽ, cách thiết lập đường dẫn thứ nhất sẽ dễ dàng thu hút được bạn bè của bạn bấm vào để xem nội dung bởi vì họ có thể xác định được nội dung có cần đọc hay không trước khi bấm vào. Loại thứ hai và thứ ba rât dễ bị bỏ qua và thậm chí kiểu URL thứ ba đôi khi còn bị nghi là link có chứa virus.

Tránh việc sử dụng Flash
Flash có thể trình diễn các chức năng hình ảnh và chuyển động phức tạp, nhưng đối với các công cụ tìm kiếm thì hầu như nội dung trong Flash sẽ không được đánh giá cao. Bởi vì cấu trúc mã file của Flash khiến cho bot phải phân tích khó khăn hơn về nội dung của nó. Ở đây là chưa nói đến việc bạn không biết cách ứng dụng Flash cho SEO như thế nào. Nếu như bạn cần có những chuyển động không quá phức tạp thì việc ứng dụng javascript từ các mã javascript chia sẽ hiện nay cũng đủ giúp bạn thực hiện những chuyển động có thể thu hút được người đọc.

Ngoài ra, việc sử dụng frame hay ajax cũng sẽ làm cho bot khó tiếp cận với nội dung trong website của bạn. Tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt nhằm giúp cho website của bạn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Trong trường hợp bạn buộc phải dùng flash cho trang chủ thì những liên kết từ trang này bạn nên đặt bên ngoài flash.


Tạo mô tả cho hình ảnh (image description)
Các spider chỉ có thể đọc được chữ trong nội dung bài viết và không thể đọc được chữ trong hình của bạn. Nói tóm lại, khi bạn dùng chức năng view source của web browser, các chữ mà bạn nhìn thấy là những chữ mà bot có thể đọc được. Do đó để spider hiểu được hình ảnh của bạn cung cấp, bạn phải dùng thuộc tính ALT để mô tả cho hình ảnh. Và tất nhiên nếu bạn quan tâm đến việc SEO cho hình ảnh thì bạn cũng cần lựa chọn và xác định từ khóa thích hợp và khôn khéo khi tạo các mô tả cho hình ảnh.

Theo một số chuyên gia tư vấn SEO thì những chữ bên ngoài xung quanh hình cũng có thể được bot sử dụng làm nội dung cho hình ảnh. Do đó, việc tạo ra dòng chú thích bên cạnh hình cũng là điều cần thiết nếu như bạn quan tâm đến việc SEO cho hình ảnh. Ngoài ra, việc đưa các chữ trong ALT và chữ chú thích còn giúp cho bạn tận dụng việc thêm từ khóa cho trang nội dung của bạn.




Nếu thường xuyên theo dõi về SEO, bạn sẽ thấy gần đây Google liên tục đưa ra những bản cập nhật mới cho thuật toán tìm kiếm của mình. Mục đích duy nhất của Google là đưa ra kết quả chính xác và chất lượng nhất cho mỗi từ khóa mà khách hàng tìm kiếm.






Bản cập nhật mới đây nhất là Google Penguin 1.1 đánh thẳng vào những site có dấu hiệu Spam hoặc "SEO quá liều". Hiện tượng nhồi nhét từ khóa, xây dựng backlink vô tội vạ, dùng công cụ để tăng traffic... đã bị Google thẳng tay trừng phạt. Kết quả là hầu hết những website có phương hướng SEO mũ đen (Black Hat SEO) đều bị tụt hạng nghiêm trọng.

Vậy phải làm sao để SEO có hiệu quả hơn mà không bị Google dòm ngó. Hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn 10 thủ thuật SEO hiệu quả cho người mới bắt đầu (phù hợp cho bản cập nhật Google Penguin 1.1):


1. Chọn từ khóa cạnh tranh thấp :


Nếu bạn định theo đuổi những từ khóa có độ hot cao như : Thiết kế web, Sửa máy tính, Dịch vụ SEO, Bán nhà, Rao vặt... Thì bạn hãy quên ngay ý tưởng đó, vì những từ khóa ấy người khác đã chọn SEO từ rất lâu. Ít nhiều họ đã thứ hạng nhất định trên top 10 của Google. Việc đánh bại họ là rất khó.

Cách hay hơn là hãy chọn những từ khóa đồng nghĩa và được Google suggestion gợi ý. Hoặc dùng công cụ Google Adword để kiểm tra. Cách này gọi là đánh vào phân khúc thị trường. Ví dụ với từ khóa : Thiết kế web, thay vì tập trung SEO cho từ này, bạn hãy thử với từ khóa dài hơn : Thiết kế web đơn giản hiệu quả. Vừa ít cạnh tranh mà có thể cũng là xu hướng tìm kiếm mới của người dùng







2. Onpage - SEO (Tối ưu nội dung bài viết trên trang) :


Việc chèn liên tục từ khóa vào bài viết đã không còn hiệu quả như trước. Thay vào đó hãy sử dụng những từ đồng nghĩa cho từ khóa chủ đạo. Chẳng hạn lần đầu bạn dùng từ Dịch vụ SEO, thì lần thứ 2 hãy dùng Dịch vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm... Nếu bất đắc dĩ phải lặp lại từ khóa nhiều lần thì hãy cố gắng giữ ở mức 4-5% cho toàn nội dung. ( Chẳng hạn bài viết của bạn có 100 từ, thì tốt nhất chỉ lặp lại từ khóa khoảng 4 - 5 lần )


3. Nội dung độc đáo và chất lượng:


Thay vì tìm cách tạo ra những nội dung đã có sẵn trên Google, bạn hãy tạo ra những những nội dung mới hơn và đem lại trải nghiệm thú vị cho người đọc. Và đặc biệt tránh tình trạng copy paste. Tốt nhất hãy tìm kiếm những nội dung từ những trang nước ngoài và dịch sang tiếng Việt.


4. Số lượng và chất lượng bài viết trên trang :


Hãy cố gắng duy trì tần suất viết bài mới trên trang, và bảo đảm bài viết đó phải mang lại nhiều thông tin mới cho người đọc. Chẳng hạn bạn có 4 ý tưởng cho nội dung mới, bạn định viết nó thành 4 bài viết, vậy đừng viết 4 bài liên tục trong 1 ngày, sau đó nghỉ cả tháng. Mà hãy chia đều nó ra thành 4 tuần, 1 tuần một bài viết mới.


5. Tránh quảng cáo quá nhiều trên trang:


Website mới nội dung chưa nhiều mà đã thêm quá nhiều quảng cáo có thể làm cho website của bạn như 1 bãi rác thực sự, hãy phát triển quảng cáo tỷ lệ thuận với tuổi của website. Và bảo đảm, nội dung quảng cáo nên ít hơn nội dung chính. Đợt vừa qua Google đã tiến hành xử phạt những trang web chỉ chứa toàn quảng cáo mà không đưa ra một nội dung nào cụ thể.


6. Xử dụng Anchors Texts một cách đa dạng hơn.


Việc sử dụng Anchors Texts ( Tham định nghĩa tại bài : Các định nghĩa trong quảng bá website ) nên đa dạng hơn, đừng nên sử dụng cố định một từ khóa để làm Anchor Texts. Hãy tưởng tượng nếu có 10 người chia sẻ bài viết của bạn. Có thể cách đặt liên kết đến bài viết của họ sẽ khác nhau


7. Chia sẻ liên kết sâu hơn.


Không nên dùng cố định URL trang chủ tất cả các lần tạo backlink. Hãy cố gắng đưa liên kết đến từng nội dung cụ thể ( nội dung là bài viết - không phải chuyên mục hay trang chủ )


8. Backlink - Liên kết ngược về website phải chất lượng.


Điều này thì các bạn đều đã biết, không nên trao đổi backlink tràn lan, mà hãy lựa chọn những website có nội dung liên quan đến website của mình. Đặc biệt không nên dùng các hệ thống Auto Backlink


9. Tần suất tạo Backlink nên ổn định


Hãy cố gằng duy trì tần suất gửi backlink, không nên dùng các phần mềm spam forum để tạo backlink một cách đồng loạt. Số lượng link nên tăng đều theo đúng quy luật phát triển của website. Việc tăng hoặc giảm đột biến backlink trong thời gian ngắn, chắc chắn sẽ là tiêu chí giúp Google xác định site bạn là Spam.


10. Tham gia các mạng xã hội :


Cuối cùng, hãy tham gia vào các mạng xã hội Facebook, Google +, Twitter, Digg, LinkedIn... Khi viết bài mới hoặc cập nhật sản phẩm mới, hãy share nó lên các mạng xã hội. Nếu nội dung bạn tạo ra là hữu ích, bảo đảm nó sẽ được lan truyền 1 cách nhanh chóng, đây chính điểm mạnh mà ta thường gọi là " Hiệu ứng mạng xã hội ".



1. SEO NGẮN HẠN

- Quảng cáo, đặt link ở những wap , web lớn
- Mua adsense (quảng cáo của google) của các trang PTC.Với số tiền 1-1.5$ cho 1000 click. Chú ý: Nhưng lưu ý các bạn rằng hãy tìm những trang PTC uy tín để mua adsense, nếu không sẽ mất tiền vô ích vì lừa đảo, các bạn có thể mua adsense của chính Google.
- Tham gia sôi nổi trên các diễn đàn cùng chủ đề với wap bạn.
- Comment trên mạng xã hội, trên các báo điện tử đồng thời lồng tên wap bạn vào đó,khá hiệu quả để giúp bạn tăng ranks, nhưng đừng quảng cáo quá lộ liễu.


=> Đó là cách đưa 1 trang wap của mình lên các trang tìm kiếm nhanh nhất. Ưu điểm là nhanh chóng đưa sản phẩm của mình lên các trang tìm kiếm nhưng không lâu dài được.



2. SEO DÀI HẠN

Để seo wap lâu dài chúng ta có những cách sau đây:

Đăng kí trên các bộ máy tìm kiếm.

Chú ý : đăng kí trực tiếp trên google , nhất thiết phải có gmail, không đăng kí trên các wap vì mình nghĩ nó không hiệu quả.

Chọn từ khóa ít tính cạnh tranh

Đặt thẻ meta , 2 thẻ meta quan trọng là KEYWORDS và DESCRIPTION.
Chọn title phù hợp với nội dung nếu không sẽ bị google cho là spam, chọn title ít tính cạnh tranh ,tag có dấu , không dấu , dài ngắn cũng có 1 sự khác biệt khá lớn , chọn tag càng sát với từ khóa thì dễ lên top 10 trên google nhưng lại ít tính cạnh tranh và ngược lại.
Tập chung vào nội dung của wapsite, nâng cao chất lượng nội dung và luôn cập nhật , nếu không cập nhật thì các con " bọ" tìm kiếm khó lòng tìm thấy wapsite bạn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét