Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Cây thuốc nam phần 1



Cây thuốc quý Giảo cổ Lam







Nước Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi với những cánh rừng nguyên sinh chạy dọc đất nước, Thống kê có hơn 5000 loại cây thuốc trong đó có nhiều cây đặc hữu. Năm 2002 các GS.TS trường Đại học Dược Hà Nội, Viện dược liệu Trung ương trong quá trình thực hiện dự án điều tra, bảo tồn và phát triển cây thuốc, bài thuốc dân gian của các đồng bào dân tộc Việt Nam, đã nhận thấy tiềm năng rất to lớn của cây thuốc nam trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đây thực sự là một lợi thế của ngành dược Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh dược liệu nhập khẩu liên tục mắc các vấn đề về chất lượng như bị rút bớt hoạt chất, bị nhiễm hoá chất bảo quản. Vì vậy Công ty Tuệ Linh được thành lập với mong muốn phát huy lợi thế, bảo tồn và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Chứng minh chất lượng và hiệu quả thực tế của cây thuốc nam. Đưa dược liệu Việt Nam hội nhập thế giới.



Mục thuốc nam trị bệnh là nơi để mọi người có thể tìm kiếm thông tin về công dụng và cách dùng các cây thuốc thại cột tìm kiếm cây thuốc. Tuệ Linh hi vọng công việc này sẽ giúp ích một phần trong sứ mạng “bảo tồn, phát triển và xã hội hóa việc sử dụng cây thuốc tại Việt Nam”


Cây thuốc quý Giảo cổ Lam



Bá bệnh




Tên khác: Bách bệnh, Mật nhân, Mật nhơn.
Tên khoa học: Eurycoma longifolia
Họ:Simaroubaceae
Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào.
Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả 1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt.
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, quả.
Thành phần hóa học chính:Quassinoid, Alcaloid
Công dụng:
Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét.
Chú ý: Dùng nhiều Bá bệnh có thể gây mất ngủ, làm giảm ham muốn tình dục.



Actiso



Tên nước ngoài:

Artichoke, Globe artichoke (Anh), Artichaut (Pháp).
Tên khoa học:

Cynara scolymus L.,1753, họ Cúc – Asteraceae.
Dạng sống và sinh thái:

Cây thảo cao 1 – 1,2m. Lá to, dài, mọc so le, chia thùy lông chim hai ba lần. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh, màu lam tím. Quả bế nhẵn với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc. Hạt không co nội nhũ.

Cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được người Pháp đưa vào từ thế kỷ XIX, hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Bộ phận dùng:

Lá thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, có tài liệu cho biết nên thu hái vào thời kỳ chưa ra hoa.

Dược điển Việt Nam III quy định dùng lá đã phơi khô hoặc sấy khô.

Rễ và thân cũng được dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học:

Lá Actisô chứa: acid hữu có gồm cynarin, acid hydroxymethylacrilic, acid malic, acid lactic, acid fumaric, acid succinic…; hợp chất flavonoid gồm cynarosid, scolymosid và các thành phần khác như Cynaropicrin, các enzym ( oxidase, peroxidase, oxigenase, catalase ) và nhiều chất vô cơ khác.

Hoa chứa taraxasterol và faradiol.
Công dụng và cách dùng:

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì chỉ chứa một lượng nhỏ tinh bột, phần cacbonhydrat gồm phần lớn là inulin.

Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, được dùng nhiều trong điều trị phù và thấp khớp.

Đế hoa và lá bắc ngoài việc được dùng để ăn còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, tăng sự tiết mật, kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh suy gan, chống tăng cholesterol huyết, vữa xơ động mạch, thừa urê huyết, ngoài ra còn dùng để chữa các bệnh về thận như suy thận, viêm thận, sỏi niệu đạo, thủy thũng, sốt rét, sưng khớp xương.

Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô đem sắc ( 5-10%), hoặc nấu cao lỏng, liều 2-10 gam lá khô một ngày.

Thân và rễ thái mỏng, phơi khô có công dụng như lá.



Ba Gạc


Tên khác:

La phu mộc.
Tên khoa học:

Rauvolfia canescens L. (Ba gạc Cuba); Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R. chinensis Hemsl. (Ba gạc); R. vomitoria Afz. (Ba gạc bốn lá); R. cambodiana Pierre. (Ba gạc lá to); R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz. (Ba gạc Ấn độ), họ Trúc đào (Apocynaceae).

Những loài này mọc hoang hoặc được đưa từ các nước khác về trồng ở nước ta.
Bộ phận dùng:

Vỏ rễ và rễ (Cortex et Radix Rauvolfiae).
Thành phần hoá học chính:

Nhiều alcaloid (0,8%), trong đó quan trọng nhất là reserpin, serpentin, ajmalin.
Công dụng:

Chiết xuất các alcaloid (reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phẩn) dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp. Ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và tiêm.



Ba Kích




Morinda officinalis How
Tên khác:

Ba kích thiên, Dây ruột gà.
Tên khoa học:

Radix Morindae
Nguồn gốc:

Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta.
Thành phần hoá học chính:

Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C.
Công dụng:

Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối…
Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổ thận.



Bạc Hà


Tên khoa học:

Mentha avensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng:

Thân, cành mang lá (Herba Menthae)
Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là menthol.
Công dụng:

Chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng.

Cất tinh đầu bạc hà và chế menthol dùng để sản xuất dầu cao sao vàng, thuốc đánh răng, làm thơm thuốc và một số ngành kỹ nghệ.
Cách dùng, liều lượng:

Dùng dưới dạng thuốc xông, thuốc hãm 12-20g mỗi ngày.



Bạc Thau




Argyreia acuta Lour
Tên khác:

Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thau bạc, Chấp miên đằng.
Tên khoa học:

Argyreia acuta Lour., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Cây mọc hoang khắp nơi.
Bộ phận dùng:

Lá và cành.
Công dụng:

Chữa ho, điều kinh, lợi tiểu.
Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g cành, lá khô. Dùng ngoài: giã cành, lá tươi đắp lên mụn nhọt đã vỡ mủ để chóng lên da non
Bạch biển đậu




Semen Lablab
Tên khác:

Đậu ván trắng.
Tên khoa học:

Semen Lablab
Nguồn gốc:

Hạt già phơi khô của cây Đậu ván trắng (Lablab vulgaris Savi.), họ Đậu (Fabaceae).
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Thành phần hoá học chính:

Carbohydrat (57%), protein (21%), lipid (2%), calci, sắt, vitamin B, vitamin C…
Công dụng:

Chữa ỉa chảy , lỵ, viêm ruột, cảm nắng, ngộ độc rượu, cá nóc…
Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.



Bách bộ




Radix Stemonae
Tên khoa học:

Radix Stemonae
Nguồn gốc:

Rễ củ đăc chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).

Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác.

Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Fanch. et Savat.
Thành phần hoá học chính:

Các alcaloid (Tuberstemonin, stemonin, stemonidin), carbohydrat.
Công dụng:

Chữa ho, ghẻ lở, chữa giun, diệt sâu bọ.
Cách dùng, liều lượng:

Chữa ho: 3-15g một ngày.

Chữa giun:Ngày 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.

Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
Bạch chỉ




Radix Angelicae
Tên khoa học:

Radix Angelicae
Nguồn gốc:

Rễ phơi gay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).
Cây Bạch chỉ có trồng ở nước ta. Dược liệu phải nhập một phần.
Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, coumarin, tinh bột.
Công dụng:

Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh.
Cách dùng, liều lượng:

Ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Ghi chú:

Bạch chỉ nam là rễ củ của cây Bạch chỉ nam (Milletia pulchra Kurz.), họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài).
Bạch cương tàm




Bombyx Botryticatus
Tên khác:

Cương tàm, Tằm vôi.
Tên khoa học:

Bombyx Botryticatus
Nguồn gốc:

Con tằm nuôi lấy tơ (Bombyx mori L.), họ Tằm tơ (Bombycidae), chết do nhiễm vi nấm Botrytis bassiana Bals.=Beauveria bassiana (Bals.) Vuill., họ Mucedinaceae, phơi hay sấy khô
Thành phần hoá học chính:

Protid (67%), lipid (4%).
Công dụng:

Trị trúng phong mất tiếng, tai biến mạch máu não, méo miệng, chân tay co rút, tinh thần bất ổn, trẻ con dạ đề, lao hạch.
Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g, trẻ em dưới 15 tuổi dùng 1-6g.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét